1. VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ?
Visa Việt Nam hay còn gọi là thị thực Việt Nam là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam được quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.
2. THÔNG TIN CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM PHỔ BIẾN
Theo quy định của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020. Visa Việt Nam bao gồm 21 loại chính: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…
Các loại Visa nhập cảnh Việt Nam phân theo mục đích nhập cảnh có một số loại phổ biến:
-
Visa du lịch (DL)
-
Visa thương mại, công tác (DN1, DN2)
-
Visa lao động (LĐ1, LĐ2)
-
Visa thăm thân (TT, VR)
-
Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
-
Visa du học (DH)
-
Visa điện tử (EV).
Các loại Visa nhập cảnh Việt Nam phân loại theo thời gian hiệu lực Visa và số lần nhập cảnh Việt Nam:
-
Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
-
Visa 2 tháng nhập cảnh nhiều lần
-
Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
-
Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
-
Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
-
Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần
I. THỦ TỤC, HỒ SƠ XIN CẤP VISA CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Người nước ngoài ở tại Việt Nam là người nước ngoài đã nhập cảnh và đang tạm trú tại Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài ở tại Việt Nam đã hết thời hạn Visa có nhu cầu xin cấp Visa mới hoặc gia hạn Visa thì cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về thủ tục, hồ sơ của pháp luật Việt Nam hiện hành.
1. Điều kiện xin cấp Visa cho người nước ngoài ở tại Việt Nam
Điều kiện để người nước ngoài ở tại Việt Nam xin cấp Visa được quy định tại Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019.
Như vậy, cần đáp ứng các điều kiện sau:
-
Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam
-
Hộ chiếu người nước ngoài còn thời hạn theo thời hạn Visa dự định xin.
-
Có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện xin cấp Visa theo loại Visa dự kiến xin
-
Không thuộc trường hợp cấm hoặc hạn chế xuất nhập cảnh Việt Nam.
2. Hồ sơ xin cấp Visa Việt Nam cho người nước ngoài
Người nước ngoài hoặc công ty sử dụng người lao động nước ngoài cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ tài liệu cơ bản như sau:
-
Tờ khai/đơn xin cấp Visa thị thực Việt Nam (Mẫu NA5)
-
Hộ chiếu gốc của người nước ngoài
-
Thẻ tạm trú (Nếu có)
-
Bản khai đăng ký tạm trú online hoặc đăng ký tạm trú có xác nhận của công an xã phường
-
Giấy giới thiệu doanh nghiệp, tổ chức cử người đi nộp hồ sơ làm thủ tục xin cấp Visa.
2.1 Hồ sơ làm Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại Visa dài hạn được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của Luật lao động Việt Nam.
Các loại Visa làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 bao gồm:
- Visa làm việc ngắn hạn: có thời hạn tối đa là 3 tháng được cấp cho Chuyên gia, Nhà quản lý và lao động kỹ thuật người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam các loại Visa DN1, DN2.
- Visa làm việc dài hạn: có thời hạn tối đa là 1 năm (12 tháng) áp dụng cho người nước ngoài có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động với Visa có ký hiệu là LĐ1, LĐ2.
Bộ hồ sơ xin Visa, gia hạn Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
-
Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức (Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện...Doanh nghiệp, tổ chức phải nộp trong trường hợp lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)
-
Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu hoặc Thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp, tổ chức với cơ quan Đăng ký kinh doanh.
-
Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (NA16). (Nộp tờ khai này trong trường hợp công ty lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)
-
Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5).
-
Hộ chiếu gốc còn thời hạn theo quy định.
-
Bản sao có chứng thực giấy phép lao động (đối với Visa LĐ2) hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với với những trường hợp được miễn giấy phép lao động (đối với Visa LĐ1)
-
Sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài (Trong một số trường hợp Cơ quan xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu)
Lưu ý: Riêng đối với người nước ngoài là người Trung Quốc, Đài Loan thì yêu cầu cung cấp thêm 01 ảnh 3cmx4cm để được cấp Visa rời.
2.2 Đối với hồ sơ tài liệu làm thủ tục xin Visa Việt Nam diện đầu tư
Visa đầu tư được ký hiệu là Visa ĐT là loại Visa được cấp cho các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài hoặc người đại diện cho các tổ chức nước ngoài đầu tư thành lập hoặc góp vốn vào doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam. Visa đầu tư là tiền để để người nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú Việt Nam diện đầu tư có hiệu lực lên đến 10 năm.
Công ty bảo lãnh nhà đầu tư nước ngoài xin Visa ĐT Việt Nam sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
-
01 Bản sao có chứng thực giấy ĐKKD hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức
-
Mẫu giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của công ty (Mẫu NA16)
-
Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đầu tư
-
Bản gốc hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài và Visa/thẻ tạm trú còn thời hạn
-
Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu NA5)
-
Bản đăng ký tạm trú theo quy định (Xem Hướng dẫn đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam).
Sau đó, đại diện công ty bảo lãnh sẽ mang hồ sơ tới nộp tại: Cục quản lý Xuất nhập cảnh Hà Nội, hoặc Cục quản lý Xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh; hoặc Cục quản lý Xuất nhập cảnh Đà Nẵng.
2.3 Đối với hồ sơ làm thủ tục Visa và gia hạn Visa du lịch (DL)
Visa du lịch được ký hiệu là Visa DL là loại thị thực được sử dụng cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích thực hiện các kỳ nghỉ dưỡng với thời hạn tạm trú không quá 1 tháng, hết thời hạn này nếu người nước ngoài muốn tiếp tục thực hiện kỳ nghỉ thì có thể gia hạn thêm thời hạn tạm trú để ở lại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật về xin cấp hoặc gia hạn Visa du lịch cho người nước ngoài ở lại Việt Nam thì bộ hồ sơ bao gồm:
-
Tờ khai, đơn xin cấp Visa thị thực du lịch NA5
-
Hộ chiếu gốc của người nước ngoài xin cấp Visa
-
Lịch trình, chương trình du lịch
-
Giấy phép lữ hành của công ty du lịch
-
Hồ sơ pháp lý của công ty du lịch (Nếu nộp lần đầu)
-
Giấy giới thiệu của công ty du lịch cử người đi làm thủ tục.
Người nước ngoài và công ty du lịch nộp hồ sơ xin cấp, gia hạn Visa du lịch tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội hoặc tại TP HCM theo quy định.
2.4 Đối với hồ sơ làm thủ tục xin hoặc gia hạn Visa thăm thân
Visa thăm thân hay còn được ký hiệu là Visa TT là thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vì mục đích thăm người thân ở Việt Nam, có thời hạn tối đa 1 năm và có thể chuyển thành thẻ tạm trú thăm thân 3 năm.
Visa TT sẽ được cấp cho những đối tượng sau:
-
Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2.
-
Người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
Hồ sơ khi người nước ngoài ở Việt Nam xin cấp hoặc gia hạn Visa TT bao gồm:
-
Hộ chiếu và Visa của người nước ngoài: bản gốc
-
Tờ khai tạm trú: bản photo
-
Mẫu đơn Na5 có xác nhận của công an xã, phường nơi thường trú (nếu người bảo lãnh là người Việt Nam) hoặc xác nhận của công ty (nếu người bảo lãnh là người nước ngoài)
-
Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân.
Hồ sơ sẽ được nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh. Sau thời gian 05 ngày làm việc, người nước ngoài sẽ nhận được Visa thăm thân.
2.5 Thủ tục, hồ sơ chuyển đổi mục đích Visa Việt Nam
Hiện nay, đa phần chuyển đổi mục đích Visa Việt Nam cho người nước ngoài có thể kể đến như: Chuyển đổi từ Visa du lịch (Visa DL) sang Visa lao động (LĐ1, LĐ2), Visa đầu tư tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4) Visa làm việc (DN1, DN2), và chuyển sang Visa thăm thân (Visa TT); Chuyển đổi từ Visa làm việc DN1, DN2 sang Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4) và chuyển đổi sang Visa thăm thân.....
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị cho việc chuyển đổi mục đích Visa cho người nước ngoài ở Việt Nam:
- Đối với nhà đầu tư và người đại diện: Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và văn bản xác nhận việc đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định.
- Đối với loại thăm thân: Bản chức thực hoặc dịch thuật công chứng giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
- Đối với người lao động: Bản sao chứng thực giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực điện tử (Visa EV) và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2.6 Đối với hồ sơ làm thủ tục cho các loại Visa thị thực khác
-
Visa LS: Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Yêu cầu bản sao có chứng thực Giấy phép hành nghề luật tại Việt Nam được cấp bởi Bộ tư pháp.
-
Visa NN1: Bản sao chứng thực văn bản chứng minh là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
-
Visa NN2: Bản sao chứng thực văn bản chứng minh là người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
-
Visa NN3: Bản sao chứng thực văn bản chứng minh là vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
-
Visa DH: Bản sao chứng thực văn bản chứng minh người vào thực tập, học tập và chương trình học tập.
-
Visa HN: Bản sao chứng thực văn bản chứng minh là người vào dự hội nghị, hội thảo.
-
Visa PV1: Các giấy tờ tờ theo quy định của Luật báo chí Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
-
Visa PV2: Các giấy tờ theo quy định của Luật báo chí cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
-
Visa NG4: Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
3. Thủ tục nộp hồ sơ xin cấp Visa cho người nước ngoài
Về trình tự thủ tục nộp hồ sơ xin cấp Visa cho người nước ngoài thực hiện theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2019, người nước ngoài hoặc bên đại diện cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật đối với từng loại Visa.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an:
-
44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
-
333-335-337 Nguyễn Trãi, Q.1, TP Hồ Chí Minh.
-
Tại các tỉnh và thành phố khác thì doanh nghiệp và người nước ngoài có thể nộp hồ sơ xin cấp Visa gia hạn Visa tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
-
Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.
-
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
Bước 3: Nhận kết quả:
Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.
Thành phần số lượng hồ sơ:
-
Thành phần hồ sơ: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5).
-
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
II. THỦ TỤC XIN VISA CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam một cách hợp pháp thì họ cần phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm duyệt và cấp Visa nhập cảnh. Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam mà không xin Visa thì không được phép nhập cảnh hoặc có thể bị trục xuất ra khỏi Việt Nam nếu hành vi nhập cảnh trái phép bị phát hiện. Như vậy, cá nhân hay tổ chức nước ngoài muốn nhập cảnh Việt Nam cần nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp luật như các dịch vụ tư vấn mà bên Công ty Luật TNHH T.A.S cung cấp để quá trình xin cấp Visa nhập cảnh được thực hiện nhanh chóng và hợp pháp.
1. Điều kiện xin Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam
Để được cấp Visa nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng 4 điều kiện sau:
-
Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định;
-
Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Luật Xuất nhập cảnh 2014;
-
Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh (ngoại trừ đối tượng thuộc trường hợp xin cấp Visa NG1-NG4);
-
Giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh người nước ngoài (tùy từng trường hợp):
- Giấy phép lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019 động nếu xin Visa lao động;
- Giấy tờ chứng minh việc đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nếu xin Visa đầu tư;
- Giấy phép hành nghề theo quy định Luật Luật sư nếu xin Visa hành nghề luật sư;
- Văn bản tiếp nhận của nhà trường/cơ sở giáo dục tại Việt Nam nếu xin Visa du học.
2. Các cách xin Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam
2.1 Xin Visa tại cơ quan lãnh sự Việt Nam nước sở tại
Để xin Visa Việt Nam tại nước sở tại, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau và nộp cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam để được xét duyệt:
-
Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 06 tháng, không bị rách nát hoặc bị mờ số.
-
Đơn xin Visa Việt Nam theo mẫu được điền đầy đủ
-
Bản photo các loại giấy tờ chứng minh mục đích vào Việt Nam
-
Nộp lệ phí Visa tại tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán theo quy định.
2.2 Xin thị thực Việt Nam tại sân bay
Để xin Visa Việt Nam tại nước sân bay, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
-
Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 06 tháng, không bị rách nát hoặc bị mờ số.
-
Công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt cho phép bạn nhập cảnh và nhận Visa tại sân bay quốc tế tại Việt Nam. Công văn này được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp do một cá nhân hoặc tổ chức bảo lãnh. (Trường hợp được miễn thị thực thì không yêu cầu công văn nhập cảnh.)
(*) Để xin Visa Việt Nam tại sân bay quốc tế của Việt Nam thì người nước ngoài cần xuất trình hộ chiếu và công văn nhập cảnh (bản photo trên khổ A4), điền vào form mẫu theo hướng dẫn của Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay và nộp lệ phí theo quy định.
Thủ tục cần thiết để xin Visa cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam khẩn tại sân bay:
-
Họ và tên, ngày tháng năm sinh
-
Quốc tịch
-
Ngày hết hạn của hộ chiếu
-
Ngày nhập cảnh dự kiến
-
Địa điểm lấy Visa (cửa khẩu, Lãnh sự quán…)
2.3 Xin thị thực Việt Nam điện tử
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Thị thực điện tử (E-Visa) là một loạt thị thực được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử thay vì dán vào hộ chiếu hoặc cấp rời. Đây là thủ tục hành chính cấp độ 4 của Việt Nam, việc đăng ký và thanh toán lệ phí Visa thực hiện 100% trên mạng internet Visa điện tử có giá trị 01 lần, không quá 30 ngày, áp dụng cho người nước ngoài vào Việt Nam với các mục đích phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục, hồ sơ xin cấp Visa điện tử Việt Nam cho người nước ngoài:
Bước 1: Nhập thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử của Cục quản lý xuất nhập cảnh - Bộ công an.
-
Nạp ảnh trang nhân thân hộ chiếu và ảnh mặt chân dung (mặt nhìn thẳng, không đeo kính);
-
Sau bước này, người đề nghị sẽ được hệ thống cấp mã hồ sơ điện tử;
Bước 2: Nộp phí cấp thị thực điện tử;
Bước 3: Sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra kết quả, nếu được chấp thuận, thực hiện in thị thực điện tử
3. Hình thức cấp thẻ Visa nhập cảnh
Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam, có 3 hình thức cấp thẻ Visa nhập cảnh, bao bồm:
-
Cấp thị thực/Visa điện tử (E-Visa): Chỉ có giá trị 1 lần với thời hạn dưới 30 ngày.
-
Cấp thị thực rời, chỉ được cấp trong 4 trường hợp sau:
- Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
- Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh;
- Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
4. Trường hợp miễn Visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài
Việt Nam miễn Visa nhập cảnh cho người nước ngoài nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
-
Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
-
Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật;
-
Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước;
-
Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và vợ/chồng, con của họ (là người nước ngoài);
-
Vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
III. TẠI SAO NÊN CHỌN DỊCH VỤ LÀM VISA CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM CỦA TASLAW
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu cùng nhiều năm kinh nghiệm với đội ngũ tư vấn viên hiểu biết, đã xử lý nhiều trường hợp phức tạp thì Taslaw tự tin để cùng quý khách hàng làm bộ hồ sơ xin Visa của mình một cách nhanh chóng, tư vấn những quy định của pháp luật về việc cấp Visa Việt Nam và nước ngoài.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn